- Nếu người bảo lãnh hay người xin visa trước đây từng ly hôn, có thể họ sẽ bị hỏi về việc này khi phỏng vấn. Vì vậy, nên tìm hiểu tên, địa chỉ và số điện thoại của người vợ/chồng cũ. Trong quá trình rà soát lý lịch của người nộp đơn xin visa, lãnh sự quán thường đã nắm được họ tên của người vợ/chồng cũ, do đó tốt nhất là không nên giấu giếm.
- Lãnh sự quán sẽ rà soát xem thật sự có quan hệ họ hàng giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh hay không. Ví dụ như hai người có họ hàng trong phạm vi một đời hay không? Luật pháp Việt Nam cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Nếu một phụ nữ được bảo lãnh nói rằng mình đã có con với người bảo lãnh, lãnh sự quán có thể yêu cầu cung cấp bằng chứng cho quan hệ này. Đây là quyền của lãnh sự quán, với vai trò chịu trách nhiệm quyết định việc tiếp nhận các công dân Hoa Kỳ tương lai.
- Trong quá trình rà soát nhân thân một công dân Mỹ nộp đơn xin bảo lãnh, tình hình cư trú và tài chính của người này cũng sẽ bị kiểm tra. Đã có một trường hợp thành công tại Ban Phúc thẩm Di trú, trong đó người bảo lãnh vẫn sống cùng nhà với vợ cũ của mình. Một tòa lãnh sự (không phải ở Việt Nam) đã phát hiện ra thỏa thuận chung sống này trong quá trình kiểm tra nhân thân. Bất chấp thỏa thuận chung sống đó, người đăng ký bảo lãnh đã thuyết phục được Ban Phúc thẩm thông qua trường hợp bảo lãnh này.
- Lãnh sự quán thường nghi ngờ những trường hợp hôn nhân hoặc đính hôn mà trong đó người xin bảo lãnh và người được bảo lãnh ít liên hệ với nhau. Công dân Mỹ chuẩn bị kết hôn với công dân Việt Nam cần biết rằng quá trình này rất tốn kém, bao gồm định kỳ sắp xếp về thăm người được bảo lãnh, và khi không về được thì phải liên hệ trò chuyện hằng ngày qua các phương tiện liên lạc điện tử