asdasdasdasdasdasd Du học: Giá trị của bằng tiến sĩ trong thời buổi hiện nay?

Mặc dù một chương trình tiến sĩ được thiết kế ra để đào tạo những người sẽ làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu nhưng số lượng người có học vị tiến sĩ không cân xứng với số lượng vị trí công việc dành cho họ.

Ở hầu hết các quốc gia, một tấm bằng tiến sĩ là yêu cầu cơ bản để có một công việc trong giới học thuật. Đó là bước đầu tiên để con người ta tiến vào thế giới nghiên cứu độc lập, khởi đầu sự sáng tạo. Yêu cầu tốt nghiệp 1 chương trình tiến sĩ khác nhau rất nhiều giữa các nước, các trường ĐH, và thậm chí là các chuyên ngành. Một luận văn tiến sĩ có thể dài hàng chục trang đối với ngành toán, nhưng cũng có khi dài đến cả trăm trang đối với ngành lịch sử.

1 điểm chung mà nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ đều có, đó là không hài lòng. Nhiều người mô tả công việc của mình như là “lao động khổ sai”. Làm việc 7 ngày/ tuần, 10 tiếng mỗi ngày, lương thấp và tương lai không chắc chắn là thực tế khá phổ biến. Sinh viên cao học thường nói đùa với nhau rằng, khi bạn học cao học, món ăn quen thuộc của bạn là mì ăn liền. Một sinh viên cho biết: “Điều làm chúng tôi chán nản không phải là bản thân việc học cao học. Mà chính là tương lai của việc học không ai biết trước được”.

Đúng là có nhiều vấn đề nằm trong hệ thống cấp bằng tiến sĩ. Những bằng tiến sĩ chuyên khoa trong các ngành có tính ứng dụng cao như Luật, Kinh Doanh, hay Y có vẻ như có giá trị rõ ràng hơn. Bằng tiến sĩ hiện nay đang dư thừa. Mặc dù một chương trình tiến sĩ được thiết kế ra để đào tạo những người sẽ làm việc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu nhưng số lượng người có học vị tiến sĩ không cân xứng với số lượng vị trí công việc dành cho họ.

Trong khi đó, nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp thường phàn nàn về việc thiếu lao động có tay nghề cao, và cho rằng các chương trình tiến sĩ đang đi lệch hướng. Giới bình luận cực đoan còn so sánh việc cấp bằng tiến sĩ giống như là trò chơi hụi.

Ngày trước, có 1 tấm bằng cử nhân thôi cũng là đặc quyền của số ít những người giàu có, và rất nhiều người tham gia giảng dạy nghiên cứu không có bằng tiến sĩ. Nhưng khi giáo dục sau ĐH được mở rộng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì cũng ngày càng có nhiều người kì vọng rằng các giảng viên sẽ có một tấm bằng thạc sĩ hay tiến sĩ.

Các trường ĐH ở Mỹ đi tiên phong trong việc này. Cho đến năm 1970, nước Mỹ đào tạo 1/3 số sinh viên và một nửa số tiến sĩ khoa học và công nghệ của thế giới (thời điểm đó dân số Mỹ chỉ chiếm có 6% dân số toàn cầu). Kể từ đó đến nay số lượng bằng tiến sĩ mà nước Mỹ cấp đã tăng gấp đôi, lên đến con số 64.000.

Các quốc gia khác cũng đang chạy đua theo. Trong khoảng năm 1998 đến 2006, số lượng bằng tăng 40%, so với 22% ở tiến sĩ được cấp ở tất cả các nước thành viên OECD Mỹ. Các nước có tốc độ tăng nhanh nhất là Mexico, Bồ Đào Nha, Italia, và Slovakia. Ngay cả tại Nhật Bản, quốc gia có dân số trẻ ngày càng giảm thì số lượng tiến sĩ cũng đã tăng 46%. Sự tăng số lượng bằng tiến sĩ lí giải một phần thực tế rằng giáo dục ĐH đang được mở rộng ra ngoài phạm vi nước Mỹ. Richard Freeman, GS kinh tế lao động tại ĐH Harvard cho biết năm 2006, nước Mỹ chỉ nhận 12% sinh viên quốc tế nhập học.

visa du học tại Anh quốc

Tiến sĩ không còn đắt giá

Nhưng các trường ĐH đều biết rằng nghiên cứu sinh tiến sĩ có quyết tâm và động lực lớn, và là nguồn lao động “dùng 1 lần”, việc đào tạo họ lại khá rẻ. Với lực lượng nghiên cứu sinh càng đông, các trường có thể nghiên cứu nhiều hơn, hay thậm chí như ở một số nước là giảng dạy nhiều hơn, với chi phí thấp hơn. Một trợ giảng ở Trường ĐH Yale có thể kiếm 20 nghìn đô la cho 9 tháng giảng dạy. Trong khi lương trung bình của một GS chính thức tại Mỹ là 109 nghìn đô (theo số liệu năm 2009), cao hơn cả lương trung bình của thẩm phán và nhân viên ngành luật.

Thực vậy, việc đào tạo tiến sĩ vượt quá xa so với nhu cầu về giảng viên ĐH. Trong một cuốn sách xuất bản gần đây, Andrew Hacker và Claudia Dreifus thống kê rằng trong khoảng năm 2005 đến 2009, nướcMỹ đã cấp hơn 100.000 bằng tiến sĩ. Cũng trong thời gian này, chỉ có 16000 người được phong hàm GS. Ngay cả tại Canada, nước có số lượng tiến sĩ tăng khá khiêm tốn, các trường ĐH đã cấp 4800 bằng tiến sĩ (năm 2007) nhưng cũng chỉ tuyển dụng 2161 GS mới. Chỉ có một vài nước đang phát triển nhanh nhưBrazil và Trung Quốc là có vẻ thiếu đội ngũ tiến sĩ.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, câu chuyện cũng tương tự. Nghiên cứu sinh tiến sĩ và giảng viên hợp đồng thường được biết đến với cái tên “sinh viên sau ĐH” (postdocs). Tiến sĩ Freeman đã đưa ra kết luận, từ những số liệu trước năm 2000 rằng số vị trí giảng viên trong ngành khoa học cuộc sống ở Mỹ tăng 5% / năm và chỉ có 20% số sinh viên sau ĐH kiếm được việc làm trong lĩnh vực giảng dạy.

Ở Canada, có đến 80% số sinh viên này có thu nhập vào khoảng 38 nghìn đô la một năm – mức lương trung bình của một công nhân xây dựng. Việc gia tăng số lượng sinh viên sau ĐH như thế tạo ra một trở ngại trên con đường tiến đến vị trí giảng viên của họ. Ở môt vài nơi, 5 năm làm giảng viên hợp đồng là điều kiện tiên quyết để có một công việc ổn định toàn thời gian.

Ở một số nước như Anh và Mĩ, có thể thấy thực tế của việc trả lương thấp và tương lai nghề nghiệp không sáng sủa của việc học tiến sĩ thông qua số lượng nghiên cứu sinh quốc tế. Tiến sĩ Freeman thống kê được rằng năm 1966, chỉ có 23% số nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ các ngành khoa học và công nghệ tại Mỹ là sinh viên quốc tế. Đến năm 2006, con số này đã tăng lên đến 48%. Sinh viên quốc tế có xu hướng chấp nhận điều kiện làm việc không tốt. Nguồn cung lao động nước ngoài giỏi và giá rẻ này khiến tiền lương luôn được giữ ở mức thấp.

Những người ủng hộ việc học tiến sĩ thì lập luận rằng một tấm bằng tiến sĩ là đáng giá ngay cả khi tấm bằng đó không đem lại vị trí giảng dạy. Không phải sinh viên nào bắt đầu học tiến sĩ cũng mong muốn có một công việc trong trường ĐH, và nhiều người đã chuyển hướng thành công sang các công việc thuộc khối tư nhân, ví dụ như nghiên cứu công nghiệp chẳng hạn. Điều đó đúng. Nhưng tỉ lệ bỏ học cho thấy nhiều sinh viên cảm thấy thiếu động lực học.

Ở Mỹ, chỉ có 57% nghiên cứu sinh có tấm bằng tiến sĩ 10 năm sau ngày nhập học. Đối với các ngành nhân văn, hầu hết sinh viên phải tự chi trả chi phí học tiến sĩ, thì con số này là 49%. Tồi tệ hơn là, trong khi sinh viên các ngành khác có xu hướng bỏ học ngay từ những năm đầu, thì sinh viên các ngành nhân văn lại cố bám trụ cho đến khi rơi rụng dần.

Ban đầu, những sinh viên này đều là tinh tuý của quốc gia đấy chứ? Nghiên cứu tại một trường ĐH củaMỹ đã chỉ ra rằng những người hoàn thành chương trình tiến sĩ không giỏi hơn những người bỏ cuộc giữa chừng. Sự hướng dẫn không chu đáo, cộng với tương lai nghề nghiệp tối tăm và thiếu tiền chi cho việc học khiến họ mệt mỏi và không còn hứng thú học tập.

Ngay cả với những người đã tốt nghiệp, việc tìm việc bên ngoài trường ĐH cũng không thuận lợi gì. Các khoá học tiến sĩ đều quá chuyên sâu và những người hướng dẫn nghiên cứu sinh thường ít quan tâm đến những sinh viên không đi theo con đường nghiên cứu. Một nghiên cứu của OECD chỉ ra rằng, 5 năm sau khi nhận bằng, hơn 60% số tiến sĩ ở Slovakia và hơn 45% tiến sĩ ở các nước Bỉ, Cộng hoà Séc, Đức vàTây Ban Nha vẫn phải làm việc hợp đồng thời vụ. Nhiều người trong số đó là giảng viên hợp đồng. Khoảng 1/3 tiến sĩ ở Áo làm những việc không hề liên quan đến bằng cấp của mình. Ở Đức, 13% tổng số tiến sĩ đang làm việc với mức lương thấp. Ở Hà Lan, con số này là 21%.

Với một số chuyên ngành, tiến sĩ hoàn toàn không có lợi thế hơn so với những người khác. Tiến sĩ trong các ngành toán, khoa học máy tính, khoa học xã hội và ngôn ngữ có thu nhập không cao hơn thạc sĩ. Tiền lương trả cho một tiến sĩ còn ít hơn so với thạc sĩ trong những ngành như công nghệ, kiến trúc và sư phạm. Chỉ đối với ngành y, kinh doanh và nghiên cứu tài chính, và các ngành khoa học khác, là tiền lương đủ cao để xem xét. Nếu xét tất cả các ngành, tiến sĩ chỉ có thu nhập cao hơn 3% so với thạc sĩ.

Sự điều chỉnh kỹ năng

Tiến sĩ Schwartz cho rằng các kĩ năng học được trong một khoá đào tạo tiến sĩ hoàn toàn có thể học được qua các khoá học ngắn hơn nhiều. 30 năm trước, các công ty ở phố Wall nhận thấy rằng các nhà vật lí học có thể giải được các phương trính tích phân nên đã tuyển dụng họ vào các vị trí chuyên gia phân tích và nhân viên kinh doanh. Ngày nay, có nhiều khoá ngắn hạn dạy toán cao cấp ứng dụng trong tài chính và một tiến sĩ vật lí học qua một khoá về phương trình tích phân không còn đắt giá nữa.

Nhiều sinh viên cho biết họ đang theo đuổi ngành học vì tình yêu họ dành cho nó, và rằng giáo dục tự nó đã là kết quả rồi. Một số người suy nghĩ rất ít về chuyện bằng cấp sẽ mang lại cái gì. Theo kết quả của một nghiên cứu về nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Anh, 1/3 số người được hỏi công nhận rằng họ đang học tiến sĩ một phần vì muốn tiếp tục là sinh viên và trì hoãn việc tìm kiếm việc làm.

Gần một nửa số sinh viên công nghệ đồng tình với ý kiến trên. Các nhà khoa học có thể dễ dàng nhận được trợ cấp, nên chuyển hướng qua học tiến sĩ. Cũng có những cái hại, bên cạnh những cái lợi của việc ở lại trường ĐH. Một nhân viên được “đào tạo thừa” (được đào tạo nhiều hơn mức công việc yêu cầu) dễ bất mãn, làm việc kém hiệu quả và dễ có xu hướng từ bỏ công việc hơn.

Các giảng viên có xu hướng so sánh rằng việc cân nhắc một bằng tiến sĩ có đáng giá hay không cũng giống như việc xem xét thế giới có quá nhiều loại hình nghệ thuật và văn hoá hay không? Họ tin rằng kiến thức đi từ các trường ĐH vào xã hội và làm cho xã hội vận hành hiệu quả hơn, tốt hơn. Điều đó có thể khá đúng, nhưng học tiến sĩ thực sự là một lựa chọn tồi xét về mặt cá nhân.

Monicca Harris, GS tâm lí học tại ĐH Kentucky, là một ngoại lệ hiếm hoi. Cô cho rằng đã có quá nhiều tiến sĩ, và nên dừng việc công nhận tiến sĩ. Nhưng số giảng viên có cùng quan điểm về việc giảm số lượng tiến sĩ rất ít. Khi được hỏi về vấn đề thừa tiến sĩ, hiệu trưởng một trường ĐH thuộc Ivy League cho hay, nếu các trường ĐH top đầu giảm các chương trình đào tạo tiến sĩ thì các trường khác sẽ nhảy vào thế chân.

Nhiều hạn chế của việc học tiến sĩ đã thấy rõ. Tôi (tác giả) đã nhận thấy thực tế này hàng thập niên về trước khi học tập vất vả để có tấm bằng tiến sĩ về sinh thái học lí thuyết. Trong khi châu Âu đang cố gắng thống nhất hệ thống giáo dục bậc cao thì nhiều cơ sở đào tạo đang đẩy chương trình khung tới gần với một bằng tiến sĩ kiểu Mỹ.

Các tổ chức tài trợ nghiên cứu nhận thấy rằng nhiều tiến sĩ gặp khó khăn khi đưa những kĩ năng học được vào thị trường lao động. Kĩ năng viết báo cáo, thuyết trình các vấn đề học thuật và viết tóm tắt nghiên cứu 6 tháng có thể vô tác dụng đến đáng kinh ngạc trong một thế giới mà các kiến thức về kĩ thuật cần phải được lĩnh hội nhanh chóng và truyền tải đến số đông đơn giản nhất có thể.

Một số trường ĐH hiện đang đưa vào chương trình giảng dạy tiến sĩ các kĩ năng mềm như giao tiếp và các kĩ năng làm việc nhóm có thể có ích trong thị trường lao động. Ở Anh, chương trình tiến sĩ theo cách tiếp cận mới đòi hỏi nghiên cứu sinh phải phát triển những kĩ năng đó.

Tiêu chí đánh giá và khen thưởng cũng nên thay đổi. Hiện nay nhiều khoa và giảng viên lấy số lượng nghiên cứu sinh tiến sĩ là tiêu chí thành công nên cứ đua nhau đào tạo thật nhiều. Với sinh viên thì việc đánh giá xem họ kiếm được việc làm ổn định nhanh hay không và kiếm được bao nhiêu tiền quan trọng hơn.

Nhiều người bắt đầu học tiến sĩ là những sinh viên thông minh nhất trong lớp, và họ sẽ vẫn là những người xuất sắc nhất trong bất cứ việc gì họ làm. Họ sẽ có nhiều giải thưởng và bằng khen. Khi lứa nghiên cứu sinh năm nay bắt tay vào công việc nghiên cứu, sẽ rất ít người sẵn sàng chấp nhận sự thật rằng hệ thống giáo dục mà họ đang theo học có thể được cơ cấu vì lợi ích của những kẻ khác. Và rằng thông minh và làm việc chăm chỉ không đủ để thành công, rằng họ nên làm một cái gì đó khác. Họ có thể sử dụng những kĩ năng nghiên cứu của mình để xem xét kĩ lưỡng hơn số phận của “giảng viên dùng 1 lần”. Và ai đó nên viết luận văn về chủ đề này.

Nguồn tin tức du học,

Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu