asdasdasdasdasdasd Cật nhập những chính sách mới nhất về Visa du học Canada

Chương trình Canada Express Study (CES) hỗ trợ việc xin visa du học và chứng minh tài chính

Vào ngày 26/02/2016 vừa qua, Tổng Lãnh Sự Quán (LSQ) Canada tại Tp. Hồ Chi Minh đã thông báo về chương trình Canada Express Study (CES) mới dành cho du học sinh quốc tế tại Canada. Chương trình CES nhằm mục đích giúp sinh viên Việt Nam xin visa du học Canada được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên do thông tin chuyên môn và chi tiết bên trong không được cung cấp cụ thể. Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin trình bày những thông tin chính xác được cung cấp từ LSQ, nhưng nhận định khách quan về chương trình CES trong việt xin visa du học Canada của sinh viên Việt Nam trong năm 2016.

Du-hoc-Canada

  1. THÔNG TIN CƠ BẢN ĐƯỢC CÔNG BỐ

Chương trình Canada Express Study sẽ được áp dụng vào 01/03/2016 tại Việt Nam và là chương trình thử nghiệm với thời gian thử nghiệm kéo dài 18 tháng. Những hồ sơ áp dụng theo chương trình này sẽ được thuận lợi hơn trong hai yếu tố quan trọng là thời gian xét hồ sơ và chứng minh tài chính.

1.1. Điều kiện yêu cầu

Du học sinh Việt Nam cần thoả các yêu cầu sau:

Chương trình học:

– Sinh viên phải đăng kí vào một chương trình học full-time ở các trường thành viên thuộc Colleges and Institutes Canada (CICan) gọi là Hội các trường Cao đẳng và Học viện Canada.

– Sinh viên xác nhận kế hoạch học tập bằng việc đóng học phí 1 năm học (2 học kì).

Ngoại ngữ:

– Sinh viên đạt tối thiểu Academic IELTS 5.0 và không có kĩ năng nào dưới 4.5

Tài chính:

– Mua Guaranteed Investment Certificates (GICs) – Chứng nhận Đầu Tư Bảo Đảm – tại ngân hàng Scotia Bank của Canada mức giá trị $10,000CAD.

Qui trình nộp hồ sơ:

– Khám sức khoẻ trước

– Nộp hồ sơ trước 60 ngày so với thời điểm nhập học

1.2. Lợi ích của chương trình CES với sinh viên tham gia

– Hồ sơ visa sẽ được xử lý theo một qui trình riêng nhanh hơn hồ sơ thông thường.

– Áp lực chứng minh tài chính sẽ nhẹ hơn so với hồ sơ thông thường.

  1. THÔNG TIN CHUYÊN SÂU

2.1. Các trường thành viên Colleges and Institutes Canada (CICan)

CICan là một tổ chức thành viên tình nguyện đại diện các trường cao đẳng, trường đào tạo nghề và học viên tại Canada. Tiền thân của CICan là Hội Cao đẳng cộng đồng Canada (Association of Canada Community Colleges).

Hiện tại CICan đại diện 134 trường cao đẳng và học viện công lập tại Canada. Các trường thành viên thuộc CICan trải rộng khắp Canada. Cụ thể vào đầu năm 2016, phân bố theo tỉnh Bang, các trường thành viên thuộc CIcan có số lượng như sau:

– Alberta: 14 trường

– British Columbia: 17 trường

– Manitoba: 5 trường

– New Brunswick: 7 trường

– Newfoundland & Labrador: 3 trường

– Northwest Territories: 2 trường

– Nova Scotia: 3 trường

– Nunavut: 1 trường

– Ontario: 26 trường

– Prince Edward Island: 2 trường

– Quebec: 42 trường

– Saskatchewan: 11 trường

– Yukon: 1 trường

Lưu ý: Vì danh sách có thể được cập nhật thay đổi, sinh viên nên truy cập vào nguồn chính thức của CICan tại đây.

Theo danh sách các trường thành viên của CICan, hầu hết các trường thành viên là các trường cao đẳng tại Canada. Ví dụ trong tỉnh Ontario, tỉnh được xem là nơi tập trung số lượng trường cao đẳng đại học lớn nhất Canada, có 26 trường thành viên thuộc CICan. Tuy nhiên chỉ có 1 trong tổng 21 trường đại học công lập thuộc CICan. Các trường đại học lớn nhất Ontario như Uof Toronto, YorkU, McMaster, Waterloo, Queen, Western Ontario Ryerson, LaurierU, Ottawa, Carleton đều không thuộc danh sách thành viên của CICan. Tương tự cũng giống tình hình các tỉnh khác.

Như vậy hầu hết sinh viên theo học các bậc học đại học và Thạc sĩ, tiến sĩ sẽ không được đào tạo tại các trường thuộc CICan. LSQ có thể công bố bổ sung danh sách các trường đại học áp dụng theo CES trong thời gian tới.

2.2. Guaranteed Investment Certificates (GICs) – Chứng nhận Đầu Tư Bảo Đảm của Scotiabank

Scotiabank được xem như một trong 5 hệ thống ngân hàng lớn nhất Canada (Big Five), gồm có (Royal Bank (RBC), TD Bank, Bank of Nova Scotia (Scotiabank), Bank of Montreal (BMO), và CIBC. Các sản phẩm đầu tư GICs của Scotiabank rất đa dạng với các hạng mục khác nhau.

Một số câu hỏi giúp hiểu rõ hơn về GICs đang được các ngân hàng Canada cung cấp. Dựa vào những qui định sau, có thể thấy GICs theo qui định của Lãnh Sự Quán Canada sẽ có thể được thực hiện thông qua một thoả thuận giữa sinh viên với trường hoặc một đơn vị thứ 3. Chi tiết sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Câu hỏi 1: Người nước ngoài (chưa sang Canada) có thể mua hoặc dùng các sản phẩm GICs không?

Không được. Khách hàng cần phải hiện diện trong Canada để mua GIC. Ngay cả công dân Canada đang sống hoặc du lịch ở ngoài Canada cũng cần quay về Canada để mua GICs. Đây là do các qui định về regulations trong đầu tư khác nhau tại mỗi nước.

Câu hỏi 2: Những yêu cầu cơ bản để mua GICs là gì?

– Có tài khoản ngân hàng tại Canada

– Có SIN (Social Insurance Number) hay gọi là số bảo hiểm xã hội của Canada. SIN với đầu số “9” cho sinh viên quốc tế cũng được chấp nhận

– Không nhất thiết phải là công dân Canada

Thông tin cập nhật các sản phẩm GICs của Scotiabank tại đây.

2.3. Hồ sơ Visa và Study Permit theo CES

2.3.1. Thời gian

Hồ sơ xin visa du học tại trung tâm xét hồ sơ tại Việt Nam có thời gian trung bình khoảng 3-5 tháng tuỳ từng thời điểm. Áp dụng theo hệ thống CES, hồ sơ có thể có kết quả trong 2 tháng, giúp sinh viên được nhập học đúng hạn theo kế hoạch học tập.

2.3.2. Tài chính

Rớt visa do nguyên nhân không đủ tài chính khá phổ biến tại Việt Nam do người dân Viêt Nam có nhiều hoạt động kinh doanh không thuận lợi chứng minh thu nhập và tài chính theo yêu cầu của LSQ Canada. Thông thường khi xin visa và study permit để du học Canada, sinh viên phải chứng minh có đủ tài chính theo đuổi việc học ở Canada mà không phải làm thêm ngoài giờ học.

Trong chương trình CES, yêu cầu đóng học phí 1 năm học và mua GICs trị giá 10,000CAD của ngân hàng CIBC giải quyết khó khăn của việc chứng minh tài chính này. Cơ bản thì học phí và sinh hoạt phí của năm đầu đã đầy đủ. Việc chứng minh tài chính như vậy so với các hồ sơ thông thường tháo gỡ khó khăn của đa số của sinh viên.

Ghi chú: Sinh viên có thể rút tiền ra từ GICs có trị giá 10,000CAD một phần mỗi tháng trong thời gian 12 tháng.

2.3.3. Khả năng thành công

Nhìn chung, hệ thống CES giúp ích hơn cho sinh viên trong việc chứng minh tài chính. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đã thuận lợi. Tất cả các mặt của hồ sơ vẫn cần chuẩn bị hoàn hảo.

Bậc đại học và thạc sĩ, mục đích học tập rất rõ ràng và thường yêu cầu sinh viên có đủ ngoại ngữ trước khi xin học, do đó hồ sơ visa thường thuận lợi và có xác xuất thất bại thấp.

Hồ sơ xin học cao đẳng + chứng chỉ postgraduate và nếu chưa đủ IELTS cần học thêm tại Canada có xác xuất rớt visa khá cao vì Lãnh Sự Quán không bị thuyết phục bởi các vấn đề phổ biến như:

– Sinh viên không có mục tiêu học tập thuyết phục (thể hiện trong việc chọn ngành, nghề, bậc học, trường học, kinh nghiệm và việc học trước, việc giải trình,…)

– Không xác định được thời gian học cụ thể tại Canada (với các trường hợp chưa có IELTS hoặc IELTS quá thấp)

– Sinh viên lớn tuổi / có gia đình chuyển sang học cao đẳng, không giống nâng cấp trình độ gây nghi ngờ động cơ học tập.

TỔNG KẾT

– Hệ thống CES giúp một số sinh viên xin visa nhanh hơn và chứng minh tài chính thuận lợi hơn.

– Hệ thống CES chỉ áp dụng cho một số sinh viên chứ không phải toàn bộ du học sinh. Ở bậc cao đẳng, các trường cao đẳng tư nhân không thuộc CICan và không thoả xét theo CES. Bậc học áp dụng chính của CES là hệ cao đẳng công lập thuộc CICan và chứng chỉ postgrad tại các trường này. Tới thời điểm này LSQ Canada chưa công bố danh sách các trường đại học có thể tham gia CES. Từ nay đến thời điểm triển khai chương trình CES, danh sách các trường thoả điều kiện tham gia có thể được cập nhật từ LSQ.

– Với sinh viên được áp dụng theo CES, vẫn phải hoàn thiện bộ hồ sơ visa như các hồ sơ thông thường. Các nguyên nhân gây rớt hồ sơ vẫn không thay đổi. Các nguyên nhân chính như không thuyết phục được LSQ việc quay lại VN, không xác định được kế hoạch học tập và thời gian học tại Canada, mục đích đi học… vẫn sẽ có thể gây từ chối visa.

– Học phí đã đóng cho trường sẽ được trường hoàn phí nếu rớt visa. Khoản tiền mua GICs để chứng minh tài chính cũng có thể được thu hồi nếu rớt visa. Tuy nhiên sinh viên cần làm đơn yêu cầu trường và chủ động thông báo cho các đơn vị liên quan. Nếu khó khăn có thể thông qua agent đã xin học cho mình hoặc bạn bè tại Canada để liên hệ.

Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu