asdasdasdasdasdasd Hồ sơ cần có khi xin thị thực diện K tại Mỹ

Khi xin thị thực diện K tại Mỹ, các đương đơn phải chẩn bị các giấy tờ cần thiết, tránh các trường hợp chuẩn bị thiếu hồ sơ, giấy tờ như vậy việc xin định cư của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn cho những lần xét duyệt sau này.

Các giấy tờ được yêu cầu

  •  Thị thực diện K – hồ sơ K-1 (hôn phu/thê) và K-3 (vợ chồng của Công dân Hoa Kỳ)
  • Thị thực di dân cho các diện hồ sơ bảo lãnh khác (IR1/CR1, IR2/CR2, F2, F3, F4, thị thực làm việc)

Thị thực diện K

Đương đơn có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho buổi phỏng vấn. Giấy tờ không đầy đủ có thể làm trì hoãn tiến trình giải quyết thị thực. Các giấy tờ sau được yêu cầu trong buổi phỏng vấn:

  1. Thư mời phỏng vấn
  2. Hình làm thị thực: Bốn (4) hình màu theo yêu cầu.
  3. DS-160: Kể từ hôm nay, đối với những hồ sơ thuộc diện Hôn phu / Hôn thê (K1 và K2), Mẫu đơn Điện tử Thị thực Không Định cư DS-160 sẽ thay thế cho các Mẫu đơn trước đây là DS-156, DS-156K và DS-230 (Phần I). Ghi chú: Trước ngày 7 tháng 10 năm 2013, những hồ sơ thuộc diện K đang trong tiến trình xem xét không cần nộp Mẫu đơn DS-160 khi đáp ứng một trong những điều kiện sau: 1) Đương đơn diện K đã được lên lịch phỏng vấn. 2) Đương đơn diện K đã được phỏng vấn và được yêu cầu bổ sung giấy tờ, hoặc được thông báo hồ sơ đang được tiến hành thêm một số thủ tục hành chính khác. 3) Đương đơn diện K đã nộp đủ Mẫu đơn DS-156, DS-156K và/hoặc DS-230 còn hiệu lực và đã được ký tên; hoặc đã nhận được hướng dẫn yêu cầu nộp những mẫu đơn nêu trên.
  4. Chứng minh nhân dân: bản chính và bản sao.
  5. Hộ khẩu: bản chính và bản sao.
  6. Giấy khai sinh của đương đơn: Bản chính và bản sao. Nếu đương đơn là con nuôi của người bảo lãnh hoặc đương đơn có nhận con nuôi thì đương đơn cần phải nộp thêm giấy Cho Nhận con nuôi hợp pháp.
  7. Giấy khai sinh của người bảo lãnh: Bản chính và bản sao. Trong trường hợp người bảo lãnh không có giấy khai sinh, viên chức Hoa Kỳ sẽ xem xét và cho đương đơn biết yêu cầu của viên chức sau khi phỏng vấn.
  8. Giấy chứng nhận kết hôn:
    • Bản chính và bản sao của giấy Chứng Nhận Kết Hôn đối với đương đơn xin thị thực diện K-3; Bản chính và bản sao của bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của đương đơn như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có (Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian);
    • Bản chính và bản sao của bằng chứng hợp pháp về sự chấm dứt hôn nhân trước đây của người bảo lãnh như: Giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ, nếu có (Vui lòng sắp xếp các giấy tờ theo trình tự thời gian).
  9. Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2: cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp.  Để biết thêm thông tin về việc xin Phiếu Lý lịch tư pháp Số 2.
  10. Bản chính Giấy chứng nhận do cảnh sát nước ngoài cấp: Đối với đương đơn từ 16 tuổi trở lên, phải nộp Trích lục tư pháp ở tất cả các quốc gia NGOÀI Việt Nam nơi đương đơn đã cư trú ít nhất sáu tháng kể từ khi đủ 16 tuổi.
  11. Hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có): Các đương đơn đã từng bị kết án phạm tội phải nộp bản sao có công chứng của mỗi lần bị kết án và bất kỳ án tù nào, cho dù sau đó đương đơn được hưởng những ân xá hay bất kỳ hình thức khoan hồng nào khác. Hồ sơ toà án nên bao gồm những thông tin đầy đủ về những tình tiết liên quan đến việc phạm tội của người bị kết án và những yêu cầu của vụ án bao gồm bản án, hình phạt hay việc phạt khác bằng tiền mà người bị kết án buộc phải thi hành.
  12. Hồ sơ quân đội (nếu có): Các đương đơn đã từng phục vụ trong quân đội ở bất kỳ quốc gia nào đều nộp một bản sao hồ sơ quân đội của mình.
  13. Hộ chiếu có hiệu lực ít nhất tám tháng sau ngày cấp thị thực:Bản chính và bản sao. Chúng tôi yêu cầu mỗi đương đơn nộp một bản sao riêng kể cả trẻ em có cùng hộ chiếu với cha hoặc mẹ.
  14. Bộ bảo trợ tài chính: Người bảo lãnh phải nộp bản chính bộ bảo trợ tài chính (Mẫu I-134) có chữ ký gốc cho đương đơn chính và một bản sao cho mỗi đương đơn đi cùng. Bản chính của mẫu I-134 phải đi kèm giấy thuế hoàn chỉnh của năm gần nhất. Tốt hơn hết là bản thuế thu nhập hoàn chỉnh từ Sở Thuế Liên Bang (IRS) (trước đây là mẫu 1722). Tuy nhiên, mẫu W-2 và bản khai thuế liên bang (mẫu 1040), bao gồm các trang thuế liên quan có thể được chấp nhận trong một vài trường hợp. Người đồng tài trợ: Ngoài những giấy tờ tài chính nêu trên, còn phải nộp thêm bằng chứng về tình trạng cư ngụ hợp pháp tại Hoa Kỳ như bản sao khai sanh, hộ chiếu, giấy nhập tịch hoặc thẻ thường trú nhân. Viên chức sẽ quyết định vào buổi phỏng vấn xem có chấp nhận người đồng tài trợ hay không.
  15. Bằng chứng về mối quan hệ: Chuẩn bị toàn bộ bằng chứng để chứng minh mối quan hệ của đương đơn với người bảo lãnh và với các thành viên trong gia đình đi cùng (nếu có).
    • Xin đề tên, ghi rõ từng mục theo trình tự thời gian và phân thành hai nhóm: Trước và sau khi đính hôn.
    • Bằng chứng có thể bao gồm hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng liên quan khác để chứng minh mối quan hệ thực sự với người bảo lãnh. Xin lưu ý là đương đơn phải lấy những hình ảnh ra khỏi album và chỉ mang theo những hình ảnh rời này.
    • Nếu đương đơn chính có con đi cùng, đương đơn cần chuẩn bị sổ đăng ký hộ khẩu cũ, học bạ cũ, hình ảnh cũ, giấy chứng sinh của bệnh viện, sổ gia đình công giáo… để chứng minh mối quan hệ với đương đơn chính.
Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu