asdasdasdasdasdasd Các loại giấy tờ nên chuẩn bị khi hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ được mở

Bạn nên chuẩn bị trước những tài liệu sau:

– Làm hộ chiếu cho tất các thành viên đi cùng. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất tám tháng sau khi được cấp visa.

– Chuẩn bị các giấy tờ dân sự như khai sanh, hộ chiếu, 2 tấm hình 5x5cm, CMND (nếu có), đăng ký kết hôn (nếu có), li dị (nếu có), hộ khẩu…

  1. Bộ 1 – Dành cho người được bảo lãnh
  • Điền mẫu đơn DS-3032: nhớ ghi địa chỉ email của người bảo lãnh và người được bảo lãnh để NVC tiện liên lạc.
    • Gởi đến NVC bằng 2 cách: email và đường bưu điện.
    • Xem thêm: Mẫu DS-3032 Bằng Tiếng Việt
  • Bản chính Phiếu Lý Lịch Tư Pháp số 2, cho mỗi đương đơn từ 16 tuổi trở lên được cấp trong vòng một năm bởi Sở Tư Pháp tỉnh/thành phố nơi đương đơn cư trú hợp pháp. Liên hệ Sở Tư Pháp Tỉnh hoặc TP nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp đơn. Bạn xin được cấp 2 bản, chỉ nộp 1 bản, bản còn lại, cũng là bản chính, mang theo lúc phỏng vấn.
    • Chú ý: Trường hợp đương đơn có thời gian sống ở nước ngoài, trừ Hoa Kỳ, trên 6 tháng cần có thêm Bản chính Giấy chứng nhận do cảnh sát nước ngoài cấp. Liên hệ Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của các nước mà đương đơn đã cư ngụ tại Hà Nội hoặc TPHCM để làm giấy này.
  • Điền mẫu đơn DS-230 cho tất cả các thành viên (mỗi người một DS-230). Ký tên trên part1, part2 không ký tên. Nếu có con đi cùng còn nhỏ thì cha/mẹ có thể ký thay.Xem thêm: Mẫu DS-230 Bằng Tiếng Việt
  • Khai sanh phải là bản chính hoặc trích lục (NVC không chấp nhận tờ Photocopy dù được công chứng).
  • Hôn thú trích lục hoặc sao y bản chính. (NVC không chấp nhận tờ Photocopy dù được công chứng).
  • Giấy ly hôn (nếu có).
  • Hồ sơ quân đội, giấy tiền án (nếu có).
  • Hộ chiếu. Photocopy trang đầu & trang có thông tin cá nhân trên tờ hộ chiếu. Hộ chiếu phải còn giá trị ít nhất 8 tháng. Không cần công chứng.
  • 2 tấm hình 5x5cm (Chụp phông nền trắng, ghi số HCM, tên, họ ở mặt sau tấm hình). xem chỉ dẫn
  • Chú ý:
    • + Nhớ ghi case number HCMxxxxxxxxxx trên góc phải của các giấy tờ.
    • + Các giấy tờ nộp cho NVC nếu bằng tiếng Việt không cần phải dịch sang tiếng Anh.
    • Gởi toàn bộ civil documents [Bộ 1] (trừ DS-3032 vì đã gởi cho NVC trước đó) cho người bảo lãnh để, sau khi đóng tiền visa, người bảo lãnh in Document Cover Sheet (Barcode) $230.00 USD đặt trước bộ DS-230 cùng với các giấy tờ cá nhân mỗi người.
    • + Cách in document cover sheet.
    • + Documents the Applicant Must Submit to the NVC.
  1. Bộ 2 – dành cho người bảo lãnh ở Mỹ làm nộp
  • Dù không có income hay lãnh tiền trợ cấp, người bảo lãnh chính bắt buộc phải điền I-864.
  • Vào Thư viện di trú tham khảo mục: 2.3 Bảo trợ tài chánh
    • Đóng $88 lệ phí cho I-864, sau đó in barcode-88$ để trước bản chính: I-864, giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo form W-2; hoặc/và form 1099. Giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo W
    • hoặc/và 1099 có thể thay tất cả các giấy này chỉ bằng 1 tờ Tax transcipt.
  • Giấy xác nhận có việc làm hoặc giấy phép hành nghề nêú tự làm chủ.
  • Photocopy giấy chứng nhận quốc tịch hoặc US passport.
  • Khai sanh.
  • Hôn thú (nếu có).
  • Ly dị (nếu có).
  • Nếu người bảo lãnh chính không có income hay lãnh tiền trợ cấp và không khai thuế thì phải viết thư giải thích. Thư Giải thích lý do không khai thuế
  • Nếu có người đồng bảo trợ thì người đồng bảo trợ nộp:
    • I-864A nếu cùng địa chỉ.
    • I-864 nếu khác địa chỉ.
  • Các loại giấy tờ về thuế như trên.
  • Photocopy giấy chứng nhận quốc tịch hoặc US passport hoặc copy 2 mặt của thẻ xanh.
  • Chú ý:
    • Nếu người đồng bảo trợ có quan hệ ruột thịt với người bảo trợ chính thì nộp thêm giấy khai sinh của người đồng bảo trợ.
    • Nếu trong gia đình ngoài đương đơn chính còn có X người đi theo thì phải copy I-864 hoặc/và I-864A thành X bản để gởi cho NVC. (Không cần kẹp các giấy tờ kèm theo như bộ chính).
    • Trong hướng dẫn I-864 chỉ cần 1 năm thuế gần nhất nhưng thực tế NVC và LSQ vẫn yêu cầu người bảo trợ và/hoặc người đồng bảo trợ nộp đủ giấy khai thuế và W2 của 3 năm gần nhất. Do đó nếu không khai thuế năm nào (trong 3 năm) thì phải viết thư giải thích vì sao không khai thuế cho năm đó.
    • Người bảo lãnh photocopy 1 bộ của [Bộ 2] trên, (I-864, cùng các loại giấy thuế, khai sanh…) gởi về để bạn mang theo lúc phỏng vấn.
    • Sau khi có giấy mời phỏng vấn tiến hành chích ngừa và khám sức khoẻ, nên đặt lịch hẹn trước.
  1. Bộ 3 – Bằng chứng

Bằng chứng góp phần rất quan trọng cho việc nhận giấy hồng, chấp nhận cấp Visa khi đi phỏng vấn. Chuẩn bị bằng chứng theo thứ tự thời gian giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh; người được bảo lãnh và các thành viên đi theo cùng đương đơn chính. Bộ này gồm hình ảnh, học bạ, bill điện thoại, giấy tờ khác…

  1. Hình ảnh
  • Chuẩn bị để riêng các hình ảnh chứng minh 2 mối quan hệ trên. Nên chọn lựa những hình chứng minh mối quan hệ gia đình, bao gồm hình cũ, hình mới, sắp xếp hình theo thứ tự qua các giai đoạn từ cũ đến mới.
  • Nếu thiếu hình cũ chụp chung với người bảo lãnh thì tìm hình khác còn lại chứng minh mối quan hệ gia đình rộng hơn của mọi người trong gia đình như cha-mẹ-con, anh-chị-em…
  • Hình có thể để trong Album mỏng hoặc dán trên giấy A4 để dễ đưa vào ô cửa hẹp lúc phỏng vấn. Bên dưới hình dán thêm ghi chú bằng tiếng Anh các hình quan trọng: Hình chụp năm nào, ở đâu, ai chụp chung,…
  • Người bảo lãnh (NBL) lớn tuổi cần phải có hình mới chụp, tay cầm tờ báo Mỹ mới nhất, thấy được ngày phát hành để nhân viên TLSQ biết NBL hiện vẫn còn sống (gởi về bằng file qua email).
  • Lưu ý: Đây là bằng chứng quan trọng nên không thể thiếu đối với NBL lớn tuổi & sẽ được nhân viên TLSQ yêu cầu lúc phỏng vấn.
  1. Giấy tờ cũ có tên người bảo lãnh & được bảo lãnh
  • Hộ khẩu cũ (nếu không còn thì ra phòng lưu trữ hộ tịch quận/huyện xin Photocopy).
  • Sổ công giáo (nếu có).
  • Học bạ cũ (nếu có).
  • Các giấy tờ cũ khác còn giữ.
  • Bill điện thoại: Người nhà bên Mỹ in Bill điện thoại gởi về, dùng bút dạ quang tô màu số điện thoại nhà.
  • Thư từ cũ gởi về từ Mỹ còn bao thư có mộc bưu điện…
  1. Bằng chứng mối quan hệ gia đình của đương đơn chính với các thành viên đi theo:
  • Học bạ của các con.
  • Hình ảnh gia đình.
  • Hộ khẩu.
  • Khai sanh.
  • Giấy kết hôn.

Khi phỏng vấn mang theo thư mời phỏng vấn, [Bộ 1, 2 và 3] cùng mỗi thành viên cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau đây khi đi phỏng vấn. Con cái đi theo thì trừ ra hôn thú và hộ khẩu.

Các bản chính trong trường hợp họ cần:

  • 4 tấm hình 5×5 cm (mỗi người).
  • Hộ khẩu.
  • Chứng minh nhân dân (mỗi người).
  • Hộ chiếu.
  • DS–230 I, II (mỗi người).
  • Hôn thú.
  • Lý lịch tư pháp (bản chính).
  • Khai sinh (mỗi người).
  • Kết quả khám sức khoẻ của mỗi người (bao thư khám sức khoẻ phải còn niêm phong).
  • Giấy thuận tình cho con đi cùng nếu con dưới 18 tuổi và cha/mẹ còn ở lại Việt Nam.
  • Giấy cam kết độc thân cho tất cả đương đơn nữ từ 18 tuổi trở lên và nam từ 20 tuổi trở lên còn độc thân, hoặc đã ly dị, góa vợ, góa chồng.
  • Các giấy tờ liên quan quân đội, toà án trước đây (nếu có).

==========

  1. Lưu ý:
  • Thường thì bạn đã nộp đủ giấy tờ cho NVC nên hồ sơ mới được hoàn tất và được lên lịch phỏng vấn. Những giấy tờ chuẩn bị mang theo lúc PV là để phòng hờ mà thôi. Thường thì viên chức lãnh sự không hỏi đến DS-230 hay I-864 chỉ hỏi là có thay đổi gì trong DS-230 và I-864. Nếu có thay đổi trong DS-230 hoặc I-864 thì bạn bắt buộc phải nộp bản chính chứ bản copy không hợp lệ.
  • Nếu xui một trong các giấy tờ (DS-230; I-864; Lý Lịch Tư Pháp) bị rơi mất hoặc thất lạc trong quá trình di chuyển xem xét thì bạn sẽ phải làm lại bản chính.
  • Form I-864; I-864A một khi đã nộp cho Sở Di Trú sẽ không bị hết hạn. Nếu qua một năm mà người bảo lãnh chưa được PV thì người bảo trợ và ngươì đồng bảo trợ chỉ cần nộp các giấy tờ thuế mới nhất + W2 + giấy chứng nhận việc làm. Không cần làm lại I-864 hay I-864A.
  • Nếu DS-230, hình, Lý Lịch Tư Pháp đã nộp cho NVC hơn 1 năm (tính đến ngày phỏng vấn) thì bạn nên làm lại DS-230, Lý Lịch Tư Pháp và chụp hình mới để mang theo lúc phỏng vấn.
  • Riêng bằng chứng giữa NBL và NDBL; NDBL chính và những người đi theo vì không nộp cho NVC nên bạn phải chuẩn bị cho kỹ phần bằng chứng này.
  • Các giấy tờ mang theo phỏng vấn nếu bằng tiếng Việt không cần phải dịch sang tiếng Anh.
  1. Chú ý:
  • Tất cả những giấy tờ nộp cho NVC hay LSQ mà không phải bằng tiếng Việt hay tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh và công chứng.
  • Trường hợp HS phải khiếu nại CSPA tại LSQHK tại TPHCM thì:
    • Người CSPA cần chuẩn bị DS-230 và civil documents như các thành viên đi theo người được bảo lãnh chính.
    • I-864 của người bảo trợ nên có cả tên người CSPA (nếu chắc chắn đủ tuổi) copy I-864 gởi về cho người CSPA, như vậy sau khi khiếu nại tại LSQ không phải làm lại I-864. Trường hợp người bảo trợ không đề tên người CSPA thì sau khi khiếu nại CSPA thành công, người bảo trợ phải làm lại I-864 bản chính và gởi về VN cho gia đình cầm đi phỏng vấn. Hoặc làm thêm I-864 cho người CSPA bản chính.
  • Tất cả các giấy tờ mang theo phỏng vấn tại LSQ không cần dịch sang tiếng Anh nếu các giấy tờ đó là tiếng Việt hoặc đã là tiếng Anh. Chỉ phải dịch sang tiếng Anh khi viên chức lãnh sự yêu cầu.
  • Nếu từ lúc hồ sơ hoàn tất tại NVC đến lúc PV mà hơn 1 năm thì phải làm lại tất cả mọi giấy tờ. Riêng I-864 không cần điền lại mới mà chỉ cần nộp thêm giấy khai thuế mới nhất và giấy chứng nhận việc làm mới nhất.
  • Khi định cư thì các giấy tờ (khai sinh, bằng cấp…) thì nên dịch sang tiếng Anh và công chứng để có thể sử dụng tại Mỹ.
Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu