Trong quá trình xét tuyển vào các trường cao đẳng và đại học, các bạn sinh viên có thể sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn. Các trường khác nhau có những chính sách khác nhau, một vài trường không thực hiện, một số khác lại phỏng vấn phần lớn sinh viên và đây là một phần quan trọng trong quá trình xét tuyển. Thông thường, các trường sẽ áp dụng quá trình phòng vấn cho các khóa học mang tính thực tiễn cao như y dược, thiết kế, và một vài ngành học khác.
Thi phỏng vấn sẽ thế nào?
Nếu bạn phải trải qua một vòng thi phỏng vấn, người hỏi thường là một trong những giáo viên sẽ dạy bạn, hoặc đôi khi là cán bộ Phòng sinh viên quốc tế hay giám đốc phụ trách học thuật. Nhiều trường đại học và cao đẳng áp dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại hoặc Skype.
Nói chung, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi liên quan đến môn bạn đăng ký học. Phần còn lại, bạn cũng sẽ được hỏi về quá trình học tập cũng như các sở thích cá nhân khác. Đừng ngạc nhiên nếu người phỏng vấn hỏi bạn về những sở thích cá nhân, hay các loại sách báo, tạp chí mà bạn đọc.
Căng thẳng cũng là cảm giác bình thường khi phải nói chuyện trực tiếp với giáo viên hoặc người hướng dẫn, nhưng hãy cố gắng đừng tỏ ra căng thẳng! Cuộc phỏng vấn chính là cơ hội để bạn có thêm cảm nhận về khóa học, gặp gỡ người sẽ dạy bạn ở trường. Nó cũng là cơ hội để bạn thể hiện niềm đam mê của mình đối với khóa học. Hãy nhớ – nếu bạn là một sinh viên tốt, trường học cũng mong muốn có được bạn học tại trường y như bạn muốn được tuyển vậy!
6 mẹo nhỏ từ những người phỏng vấn
Vậy làm thế nào để bạn vượt qua được vòng phỏng vấn? Mặc dù các trường có những chính sách và hình thức phỏng vấn khác nhau, nhưng họ đều đồng ý rằng có một vài nhân tố quan trọng giúp bạn thể hiện tốt trong một cuộc phỏng vấn.
- Hãy chuẩn bị thật kỹ – suy nghĩ về những điểm quan trọng bạn muốn thể hiện (ví dụ như lý do bạn muốn học ở đây, nguyện vọng, sở thích của bạn…) và ghi ra một vài ý để tổng hợp những suy nghĩ này trước khi phỏng vấn. Nhưng đừng có viết hẳn thành một bài dài nhé, bạn sẽ làm mình trở thành một “diễn giả” học gạo đấy.
- Thông thường, bạn sẽ được phỏng vấn qua skype, nhưng có những trường yêu cầu trực tiếp đến nơi (một vài trường hợp tuyển vào trường Vatel) hãy đến sớm khoảng 10 phút. Hỏi trước thật kỹ địa điểm phỏng vấn, cũng như những vật dụng bạn phải mang theo. Một số khóa học có thể sẽ yêu cầu bạn mang hồ sơ, hay mô hình những gì bạn đã làm. Nhưng nếu họ không yêu cầu thì đừng có mang làm gì cả.
- Hiểu rõ chủ đề và hãy tỏ ra hứng thú! Ngoài việc giải thích lý do bạn thích môn học, hãy chuẩn bị trước một số thông tin hay những nghiên cứu mới nhất được công bố trên báo chí về lĩnh vực này. Điều này chứng tỏ bạn thực sự đam mê môn học.
- Thật thà – Là điều cực kỳ quan trọng. Chả có lý do gì để bạn phải rào đón xem người phỏng vấn muốn nghe gì, hoặc giả vờ đã từng đọc cuốn sách bạn còn không biết màu bìa.
- Hãy luyện tập tiếng Anh giao tiếp thật tốt. Nhưng nếu có vấn đề gì, đừng bao giờ ngần ngại yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại một cách chậm rãi và giải thích rõ câu hỏi để bạn hiểu.
- Đây cũng là cơ hội để bạn đặt câu hỏi! Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ phải đặt một câu hỏi “thông minh” để tỏ ra mình hiểu biết – hãy hỏi những gì bạn thực sự muốn biết.
Phát biểu của các cán bộ phỏng vấn
Phó Giám đốc Phòng Quốc tế, Charlene Allen, University of Reading:
Phỏng vấn là cơ hội để thí sinh nói chuyện trực tiếp với giáo viên, để hiểu rõ hơn về trường lớp và môn học.
Khi thí sinh thực sự yêu thích môn học, sự tự tin của họ thể hiện rất rõ rệt. Tổng hợp những suy nghĩ về việc tại sao lại muốn tham gia khóa học, thí sinh muốn đạt được điều gì… là rất quan trọng.
Thông qua cuộc phỏng vấn, chúng tôi muôn hiểu rõ hơn động cơ của thí sinh, họ có thực sự thích hợp, và họ muốn đạt được điều gì sau khi kết thúc khóa học. Chúng tôi cũng sẽ xác thực lại những kinh nghiệm của thí sinh căn cứ theo hồ sơ.
Trong lúc chuẩn bị, các thí sinh nên nghĩ về những câu hỏi họ muốn biết, và hãy viết ra giấy trước để khỏi quên!
Cán bộ Phòng Quốc tế, Sarah Bradley, Sheffield Hallam University:
Chuẩn bị trước là quan trọng, nhưng đừng học thuộc long. Sẽ khó hơn nếu tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là khi phải trả lời phỏng vấn qua điện thoại. Vì vậy hãy nhớ rằng đừng ngại khi phải hỏi lại cán bộ phỏng vấn. Chúng tôi luôn muốn làm những điều tốt nhất để thí sinh cảm thấy thoải mái và tự tin.
Giám đốc vùng Châu Âu và Anh Quốc, Andy Thompson, Bournemouth University:Phỏng vấn là một cuộc đối thoại hai chiều, thí sinh nên đặt ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về môn học cũng như ngôi trường. Tự tin là điều tốt, nhưng căng thẳng cũng là rất tự nhiên, chúng tôi không đánh giá thấp điều này, mà sẽ luôn giúp thí sinh lấy lại bình tĩnh.
Cán bộ tuyển sinh, Rachel Lister, University of Cambridge, và Helen Charlesworth, University of Oxford:
Nếu bạn nộp đơn vào trường Oxford hoặc Cambridge, điều đầu tiên là bạn có được vào vòng phỏng vấn không, thường thì chỉ khoảng 60% hồ sơ vào đến vòng phỏng vấn.
Vòng phỏng vấn là cơ hội để thí sinh hiểu rõ hơn về các trường cao đẳng nằm trong những trường đại học này (Cambrige có 31 trường; Oxford có 38 trường). gặp gỡ bạn bè cùng khóa trong tương lai, và hiểu rõ hơn về hệ thống giảng dạy cua trường.
Nguồn Du học BB,