Với chỉ tiêu hơn 120.000 người định cư diện tay nghề hằng năm để đảm bảo nguồn cung lao động cho phát triển kinh tế, Úc tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn về việc làm, định cư cho sinh viên quốc tế học tập tại đây.
Không những được đánh giá là một quốc gia giàu có hàng đầu thế giới với ngành xuất khẩu tài nguyên, năng lượng, giáo dục, du lịch, tài chính ấn tượng, mức thu nhập bình quân và lương tối thiểu cao vượt trội so với khu vực… Úc còn được biết đến là xứ sở hạnh phúc bậc nhất toàn cầu bốn năm liên tiếp 2011 – 2014 theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Bên cạnh đó , môi trường sống thân thiện, chế độ phúc lợi tốt, điều kiện khí hậu thuận lợi là những điểm cộng đáng giá để người nhập cư khu vực châu Á hướng đến Úc như là một thiên đường về học tập, làm việc và định cư.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Úc đã nhận thức tầm quan trọng sống còn của yếu tố dân số (thời kỳ “đông dân hay là chết”) và thành lập bộ Nhập cư. Đồng thời Úc đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng dân số với mức 2%/năm, trong đó một nửa đến từ người nhập cư. Bắt đầu từ năm 1988, Úc bắt đầu chuyển định hướng nhập cư từ cơ sở đoàn tụ gia đình và tị nạn chính trị sang tập trung vào cơ sở kinh tế thông qua diện tay nghề và đầu tư kinh doanh. Năm 2007, 50% tăng trưởng dân số Úc đến từ nguồn nhập cư, trong đó tại bang New South Wales tỷ lệ này là 75%.
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực quốc gia, chỉ tiêu nhập cư hằng năm từ sau 2010 đến nay trung bình ở mức 190.000 người/năm, tăng cao so với mức 65.000 người/năm của thời kỳ trước năm 2000. Trong đó, nhập cư diện tay nghề luôn chiếm khoảng 2/3 tổng số chỉ tiêu. Người nhập cư có tay nghề được xem là đòn bẩy chủ chốt giúp Úc có thể tối đa các điều kiện phát triển kinh tế của quốc gia này, góp phần quan trọng vào việc cân đối cơ cấu kinh tế, chuyển dịch hợp lý từ chú trọng xuất khẩu sang công nghệ chế tạo và dịch vụ để tạo sự chủ động và ổn định cần thiết cho xã hội Úc.
Cùng với việc bãi bỏ chính sách “Úc da trắng” vào năm 1973 và xuất khẩu mạnh mẽ về tài nguyên năng lượng, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ giáo dục, du lịch, tài chính vào các thị trường châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, …nguồn lao động nhập cư của Úc cũng có những dịch chuyển tương ứng. Nếu như trước năm 1970, người nhập cư Úchàng năm từ Anh và các nước châu Âu là 80% thì giai đoạn từ năm 2000đến naychỉ còn dưới 20% tổng số người được xét duyệt. Nguồn nhập cư chính của Úc được dịch chuyển sang các quốc gia châu Á và 80%người từ các quốc gia này là nhập cư theo diện tay nghề.
Các chương trình nhập cư tay nghề hiện tại của Úc được chia thành hai nhóm chính như sau:
Nhóm Demand Driven: Nhóm này gồm các chương trình nhập cư dành cho người lao động được bảo lãnh bởi đơn vị sử dụng lao động hoặc chính quyền tỉnh bang, nhằm cung ứng lao động trực tiếp chotổ chức hoặc tỉnh bang đó. Có thể hiểu đây là nhóm chương trình lấy nhu cầu củatổ chức sử dụng lao động làm cơ sở và tìm ứng viên nước ngoài phù hợp theo nhu cầu đó. Nhóm này gồm các chương trình: Employer Nomination Scheme (subclass 186); Regional Sponsored Migration Scheme visa (subclass 187); Skilled Regional visa (subclass 887); Skilled Nominated visa (subclass 190).
Nhóm Supply Driven: Nhóm này là chương trình nhập cư dành cho người lao động không cần bảo lãnh bởi tổ chức sử dụng lao động hay chính quyền tỉnh bang mà tập trung vào năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân người lao động phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Úc với vị thế một quốc gia phát triển. Đây là chương trình mà bất cứ quốc gia chú trọng nhập cư nào cũng mong muốn phát triển mạnh mẽ để tìm kiếm được lực lượng lao động trình độ tay nghề tốt, chủ động hoà nhập vào thị trường lao động cao, khả năng chuyển đổi cực kỳ linh hoạt khi có biến đổi từ nền kinh tế. Chương trình nhập cư diện tay nghề độc lập của Úc hiện nay – Skilled Independent visa (subclass 189) – là một minh chứng của nhóm này.
Bắt đầu từ 01/07/2013, danh sách ngành nghề được định cư diện tay nghề độc lập (SOL) và có bảo lãnh (CSOL) được cập nhật, đặc biệt bổ sung thêm ngành nghề về kế toán, lập trình viên…, hệ thống xét duyệt cấp thư mời xin định cư SkillSelect ra đời, điểm tối thiểu để tham gia các chương trình định cư tay nghề điều chỉnh từ 65 xuống 60 điểm là những thuận lợi cho lao động quốc tế muốn xây dựng tương lai tại Úc. Bên cạnh các điều kiện cơ bản như độ tuổi, trình độ ngoại ngữ, trình độhọc vấn-chuyên môn, kinh nghiệm việc làm, các yếu tố như tốt nghiệp tại một cơ sở giáo dục của Úc, sống và học tập tại các vùng ngoại ô của Úc, có kinh nghiệmlàm việc tại Úc, … được đưa vào bảng tính điểm là điều kiện ưu tiên đối với những ứng viên đã có thời gian học tập và làm việc tại quốc gia này.
Chính sáchcho phép ở lại Úc sau tốt nghiệp từ 18 tháng đến 4 năm đối với sinh viên quốc tế hoàn thành xong các chương trình từ cao đẳng trở lên và có độ dài khoá học tối thiểu 02 năm đối với các chương trình từ cử nhân trở lên không những là đòn bẩy trong ngành xuất khẩu dịch vụ giáo dục quốc tế mà còn là điều kiện để thị trường lao động nơi này có thể tiếp nhận nguồn nhân lực được đào tạo bài bản tại Úc và có trải nghiệm xã hội Úc tốt hơn.
Để có thể nắm bắt cơ hội và xây dựng sự nghiệp vững chắc tại Úc, du học sinh cần được tư vấn hướng nghiệp đầy đủ để chuẩn bị cho mình một lộ trình Du học – Việc làm – Định cư toàn diện và hợp lý căn cứ trên điều kiện đặc thù của bản thân. Điều này yêu cầu du học sinh và gia đình cần nắm được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và đượctư vấn, trao đổi, hỗ trợ thường xuyên để làm sáng tỏ các câu hỏi sau:
Nhóm câu hỏi 1 – Định hướng sự nghiệp: Các chương trình định cư của Úc thế nào? Các ngành nghề nào tại Úc có nhu cầu cao về lao động quốc tế ? Trong đó ngành nghề nào phù hợp với bản thân mình? Chính sách này sẽ được điều chỉnh thế nào trong tương lai?.
Nhóm câu hỏi 2 – Lựa chọn cơ sở đào tạo: Cụ thể về mô tả công việc, quyền lợi, yêu cầu của ngành nghề lựa chọn thế nào? Có yêu cầu gì đặc biệt về giấy phép hành nghề hay không? Yêu cầu đào tạo thế nào? Cơ sở đào tạo nào cung cấp? Chương trình học nào, tại đâu phù hợp với bản thân mình? Có chính sách học bổng, hỗ trợ gì hay không?.
Nhóm câu hỏi 3 – Chuẩn bị hồ sơ xin visa: Yêu cầu cụ thể của loại visa của mình là gì? So sánh với điều kiện hiện tại của bản thân thế nào? Cần giải pháp nào để chứng minh được rõ ràng mục đích du học thực sự và khả năng tài chính?
Nguồn Tin tức du học,