asdasdasdasdasdasd Ông Trump ký sắc lệnh di trú mới nhằm vượt qua các thách thức pháp lý

Tổng thống Donal Trump đã ký sắc lệnh sửa đổi vào ngày hôm qua cấm công dân từ các quốc gia chủ yếu là Hồi giáo đến Mỹ nhưng loại Iraq ra khỏi danh sách, sau khi những nỗ lực gây tranh cãi đầu tiên bị chặn bởi tòa án.

Sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 16/03/2017, vẫn giữ nội dung cấm nhập cảnh Mỹ  trong vòng 90 ngày đối với công dân các nước Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan và Yemen. Điều này chỉ áp dụng đối với các hồ sơ xin visa mới, có nghĩa rằng  khoảng 60.000 người có thị thực bị thu hồi theo sắc lệnh trước đây sẽ được cho phép nhập cảnh theo sắc lệnh này.

Những người ủng hộ định cư cho rằng lệnh cấm mới vẫn còn phân biệt đối xử với người Hồi giáo và không giải quyết được một số quan ngại của họ theo sắc  lệnh trước đó. Các chuyên gia pháp lý nói rằng nó có thể thực hiện được, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn bởi các thách thức, bởi nó ảnh hưởng đến ít người sống ở Hoa Kỳ hơn, và cho phép nhiều ngoại lệ để bảo vệ sắc lệnh.

Ông Trump, người đầu tiên đưa ra đề nghị cấm khách du lịch Hồi giáo trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, đã nói rằng sắc lệnh của ông vào ngày 27/01 là một biện pháp an ninh quốc gia nhằm chống lại các cuộc tấn công bởi các chiến binh Hồi giáo.

Sắc lệnh trước đó đã gây ra sự hỗn loạn và phản đối tại các sân bay, nơi mà những người có thị thực bị giam giữ và trục xuất về nước. Nó đã nhận được rất nhiều chỉ trích từ các quốc gia bị cấm, các đồng minh phương Tây và các tập đoàn lớn của Mỹ trước khi bị một thẩm phám đình chỉ vào ngày 03/02/2017.

“ Các mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta tiếp tục phát triển và thay đổi, cộng đồng cảm thấy bắt buộc rằng chúng ta tiếp tục đánh giá và đánh giá lại hệ thống an ninh để bảo vệ đất nước chúng ta” Ngoại trưởng Rex Tillerson phát biểu sau khi ông Trump ký sắc lệnh mới.

Pelosi nói rằng lệnh cấm vẫn còn “trái với đạo đức”

Các đảng viên Dân chủ, nhóm chiếm số ít trong Quốc hội, nhanh chóng thể hiện sự phản đối dữ dội đối với cái mà họ gọi là sự phân biệt đối xử.

“Lớp vỏ mới của chính quyền Trump đã không làm bất cứ gì để thay đổi các mục tiêu vô đạo đức, trái hiến pháp và nguy hiểm của lệnh cấm Hồi giáo và người tị nạn” Người đứng đầu đảng Dân chủ Nancy Pelosi nói trong bản báo cáo.

Farhana Khera, người đứng đầu Muslim Advocates, là một nhóm dân chủ ở Washington, cho rằng chính quyền Trump đã “tăng gấp đôi số người cuồng tín chống Hồi giáo”.

Bà nói với các phóng viên trong buổi họp báo: “Rõ ràng đây là lệnh cấm Hồi giáo”.

Tuy nhiên một số đảng viên Cộng hòa lại thấy sự tích cực trong sắc lệnh mới, mặc dù đã phản đối sắc lệnh cũ.

Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện, cho hay ông rất “ được khích lệ” bởi cách tiếp cận mới và hài lòng vì Irắc đã được loại khỏi danh sách.

Irắc đã được lại khỏi danh sách cấm vì chính phủ Irắc đã áp dụng các thủ tục kiểm tra mới, như việc kiểm tra thị thực cấp cao hơn và và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, và vì các hoạt động của họ với Hoa Kỳ trong việc chống lại các chiến binh Hồi giáo – Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết.

Sắc lệnh ban đầu của ông Trump đã dẫn đến hơn hai tá vụ kiện ở tòa án. Bộ Tư pháp ước tính rằng đã có hơn 60.000 thị thực bị thu hồi nhưng các quan chức cấp cao cho biết là chúng sẽ được cấp hiệu lực trở lại để nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

“Bằng cách hủy bỏ sắc lệnh trước đó, Tổng thống Trump đã làm một việc trở nên rõ ràng: sắc lệnh ban đầu là không thể biện hộ được về tính hợp pháp, hợp hiến và đạo đức” Bộ trưởng tư pháp bang Washington Bob Ferguson nói.

 Văn phòng của ông sẽ ra quyết định trong tuần này về việc có nên thực hiện kiện tụng sắc lệnh mới – ông nói.

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ cho biết ông hy vọng sắc lệnh sửa đổi sẽ có cùng một trận chiến khó khăn trong các tòa án như lệnh gốc.

“ Một lệnh cấm tràn ngập thì vẫn là một lệnh cấm” ông nói trong bản báo cáo “ Bất chấp những thay đổi của chính quyền, sắc lệnh nguy hiểm này làm chúng ta ít an toàn hơn, không nhiều hơn, nó là sự độc ác, và không như người Mỹ. Nó phải bị bãi bỏ.”

Khó để thách thức

Các chuyên gia pháp lý nói rằng thực tế là sắc lệnh sửa đổi ảnh hưởng đến ít người ở Hoa Kỳ hơn, có nghĩa là sẽ khó khăn hơn cho các đối thủ để tìm kiếm người bị hại bởi lệnh này, do đó có ít tư cách pháp lý để thách thức nó.

Sắc lệnh sửa đổi đã có sự miễn trừ đối với người nước ngoài vào Mỹ để thăm vợ chồng, con cái hoặc bố mẹ là công dân Hoa Kỳ, hoặc cho  “các ngành kinh doanh hoặc công việc trọng yếu” .

“Họ tập trung cao độ để cố gắng dự đoán những gì xảy ra trong vụ kiện tụng” Stephen Yale-Loehr, giáo sư trường Cornell Law School nói.

Sắc lệnh sửa đổi có nghĩa là hàng chục ngàn thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, hoặc chủ sở hữu thẻ xanh sẽ không còn bị ảnh hưởng.

Sắc lệnh ban đầu cấm du khách từ bảy quốc gia nhập cảnh trong vòng 90 ngày và những người tị nạn là 120 ngày. Những người tị nạn Syria bị cấm không thời hạn, tuy nhiên, theo sắc lệnh sửa đổi, họ không còn bị đối xử khác đi.

Người tị nạn “đang chuyển tiếp” và đã được chấp thuận sẽ được tới Mỹ theo sắc lệnh mới.

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, người cùng với một số thành viên nội các cấp cao khác đã vận động hành lang cho việc xóa bỏ Iraq khỏi danh sách các quốc gia bị cấm, đã được tư vấn về sắc lệnh mới và phiên bản cập nhật “phản ánh những đầu vào của nó”, đại úy Jefferson cho biết.

Hàng ngàn người Iraq đã chiến đấu bên cạnh quân đội Hoa Kỳ trong nhiều năm hoặc làm việc như những người phiên dịch kể từ cuộc xâm lược do Hoa Kỳ lãnh đạo vào năm 2003. Nhiều người đã định cư tại Hoa Kỳ sau khi bị đe dọa vì làm việc với quân đội Hoa Kỳ.

Nguồn: Reuters

Người dịch: Bình Nghĩa

Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu