asdasdasdasdasdasd Trải nghiệm thu hoạch nông sản của du học sinh Việt ở Australia

Trái ngược với Bắc bán cầu, mùa hè ở Australia kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Thời điểm này trùng với khoảng nghỉ giữa các học kỳ của các trường đại học ở Australia. Nối tiếp truyền thống, một số lượng lớn du học sinh Việt Nam tranh thủ đi hái nông sản thuê theo mùa vụ để kiếm thêm thu nhập.

Nền nông nghiệp ở Australia là nền nông nghiệp phát triển với tỷ lệ cơ giới hóa cao cho nên tỷ lệ những người làm nghề nông ở Australia là rất thấp. Điều này dẫn đến luôn luôn thiếu hụt lao động trong vụ mùa thu hoạch (lúc mà máy móc không thể hiện được nhiều giá trị của mình). Do đó, cứ đến mùa thu hoạch là lúc du học sinh đi thu hoạch nông sản thuê kiến tiền. Tuy nhiên, không phải dễ để kiếm được nhiều tiền từ việc làm này.

1. Công việc không hề nhàn hạ

Đối với những du học sinh được  ở ngay tại “farm” làm việc thì 5h sáng đã phải dậy để bắt đầu một ngày làm việc. Còn nếu ở xa và có xe đưa đón hàng ngày thì 4h sáng là phải lên ô tô rồi. Giờ làm việc thường kéo dài từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, tùy vùng và tùy vào thời tiết. Tại những “farm” ở các Tiểu bang miền Bắc như Queensland, thời tiết nắng, nóng gắt hơn so với các Tiểu bang miền Nam nên giờ làm việc thường ngắn hơn và cũng kết thúc sớm hơn.

Đặc biệt, có một số loại quả thuộc vào hàng cao cấp, ví dụ như blueberry (việt quất), thì phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Chỉ cần đêm trước trời mưa hoặc trời bổng đổ nắng gắt trong lúc đang thu hoạch cũng phải dừng tay. Nếu tiếp tục hái, chất lượng quả sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những nông trại chuyên trồng blueberry hay cherry chỉ chiếm số lượng nhỏ, đất nước Australi có đa số là các nông trại trồng cây ăn quả loại thông thường như: lê, táo, mận, đào… Để hái những loại quả này, chúng tôi phải đeo trước bụng một loại giỏ chuyên dụng. Khi giỏ đầy mới trút sang thùng lớn đặt sẵn dưới đất. Các giỏ quả ấy khi đầy nặng có thể lên đến hơn chục cân khiến người đeo phải còng lưng. Chưa hết, nhiều khi còn phải dùng thang để “tác nghiệp” với những quả trên ngọn. Nhiều người do làm không quen đã ngã. Cứ hết mỗi cây là các du học sinh lại lặc lè mang bụng “bầu” trái cây phía trước, rồi bê thang sắt chuyển sang cây kế bên để tiếp tục làm. Mặc dù rất mất sức trong việc gồng mình mang những giỏ trái cây nặng và phải trèo lên leo xuống, nhưng những bạn trẻ này vẫn còn may vì được làm việc dưới những lùm cây, nơi ánh nắng không chiếu đến.

2. Đến những công việc mệt nhọc nhất

Vất vả hơn là thu hoạch hoa quả của loài dây leo chỉ mọc sát mặt đất. Điển hình là trái dâu tây – khi hái dâu tây, người hái phải quỳ mọp xuống đất, rồi lết từ lùm này sang lùm khác và hết luống này sang luống khác. Mỗi luống dâu tây dài cả trăm mét là thường. Cuối ngày làm sẽ có cảm giác như không thể đứng lên được nữa vì đôi chân rã rời. Ngoài ra, còn phải chịu cảnh phơi nắng cả ngày.

Cực nhọc nhất có lẽ là thu hoạch các loại rau quả như măng tây, rau cần, dưa chuột leo, dưa lê, dưa hấu… Vì người hái không được đứng cũng không được quỳ mà phải còng lưng hái cả ngày. Sau một ngày làm việc, còng lưng theo đúng nghĩa đen như vậy, chúng ta sẽ thấy thương cho cột xương sống của mình hơn bao giờ hết và hiểu rằng nghề nông là thứ công việc trông thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được. Nhiều người làm việc cùng tôi đùa “vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”, nếu chúng ta làm việc được trong một tuần thì có thể coi đã trụ lại được và ghi tên mình vào danh sách những “farmer” thực thụ.

Trung bình một ngày làm “farm”, mỗi người có thể kiếm được từ 100 đến 120 AUD, thậm chí có thể lên tới trên 200 AUD (khoảng 2,2 triệu đồng) nếu là những “cao thủ”. Giả sử mỗi ngày trung bình kiếm được 100AUD (tức khoảng 1 triệu đồng), sau một tháng làm farm, một sinh viên Việt Nam có thể kiếm tới 3.000 AUD (30 triệu đồng).

Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu