asdasdasdasdasdasd Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Ở SỞ TƯ PHÁP

Giấy tờ cần chuẩn bị để nộp (lên Sở tư pháp để lấy bộ hồ sơ):

* Bên Việt Nam (người được bảo lãnh):
– Tờ khai đăng ký kết hôn (2 bản gốc)
– Giấy chứng nhận độc thân (1 bản gốc + 1 bản sao)
– Hộ khẩu + CMND (2 bản sao)
– Giấy khám sức khỏe tâm thần (Khi đi khám mang theo bản photo giấy ĐKKH đã được chính quyền địa phương ký nhận + CMND bản gốc & bản sao + hộ khẩu, 4 tấm hình 3×4. Thường là đi khám vào ngày hôm trước thì chiều hôm sau 15g30 mới có kết quả).

* Bên có yếu tố nước ngoài (người bảo lãnh)
– Tờ khai đăng ký kết hôn (khai chung với bên VN)
– Công hàm độc thân (1 bản gốc + 1 bản sao).
– Passport + visa (2 bản sao)
– Giấy khám sức khỏe: nếu đi khám ở Vn thì khi đi khám mang theo bản photo giấy ĐKKH đã được chính quyền địa phương ký nhận + passport + visa, hình.
Lưu ý: giấy khám sức khỏe tâm thần từ bên Mỹ thì giấy này phải được chứng nhận bởi bệnh viện lớn, chuyên khoa tâm thần (giấy chứng nhận của bác sĩ gia đình ko được chấp nhận ).

Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ, khoảng 10 ngày sau sẽ được phỏng vấn. Khi đi mang theo hộ chiếu, visa, CMND, hộ khẩu, hình đi chơi, hình đám hỏi/hình cưới (nếu có), copy một ít thư từ, email, vé máy bay.

Khi phỏng vấn ở STP, họ sẽ tách riêng vợ chồng ra, phỏng vấn từng người một. Các câu hỏi thường hỏi khi phỏng vấn ở STP:

– Tên đầy đủ của chồng (tên tiếng việt, tên tiếng anh)? Ngày tháng năm sinh?
– Tên ba mẹ chồng, anh chị em chồng (có thể hỏi cả năm sinh)
– Quen nhau ở đâu?
– Quen bao lâu thì tổ chức đính hôn? (xem hình)
– Đã đi chơi chung những đâu? (xem hình, vé máy bay)
– Về VN mấy lần (kể thời gian)
– Chồng qua Mỹ từ năm nào?
– Học ngành gì?
– Nghề nghiệp là gì?
– Liên lạc với nhau bằng phương tiện gì (coi call log, thư tay, email….)

20 ngày sau ngày phỏng vấn sẽ đến ký giấy. Nhớ mang theo máy chụp hình để ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ này, đồng thời có thêm bằng chứng để trình ra khi đi phỏng vấn tại LSQ Mỹ sau này.

MỞ HỒ SƠ BẢO LÃNH

1/ Giai đoạn 1: Mở hồ sơ

Người bảo lãnh mở hồ sơ bảo lãnh. Bao gồm:

Đơn I-130 Bảo lãnh Vợ /Chồng (Petition for Alien Relative)
Đơn G-325A (Biographic Information) hai bộ cho hai người, bạn và người phối ngẫu mỗi người ký một bộ:

– Giấy tờ gởi kèm (Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh hay tiếng việt phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chính):
– Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh.
– Giấy khai sanh của người hôn phối và khai sanh của bạn .
– Giấy đăng ký kết hôn.
– Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ hay một đời chồng trước).
– Hai tấm hình màu khổ chụp hộ chiếu: một tấm cho bạn và một tấm cho người hôn phối.
– Chứng từ về quan hệ giữa hai người như hình ảnh thư từ trước khi quen nhau và tiệc cưới, tuần trăng mật, timeline … USCIS không yêu cầu gởi những bằng chứng này nhưng gần đây có bạn đã được yêu cầu bổ sung bằng chứng nên tốt nhất mình cứ gởi ngay khi mở hồ sơ để không phải mất thêm thời gian chờ đợi

Đóng phí theo mức quy định.

2/ Giai đoạn 2: Receipt Number

Chờ đợi khoảng 1 đến 2 tuần (tùy tiểu bang và tình hình xử lý hồ sơ của mỗi trung tâm), Sở nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) gởi biên nhận I-797C Receipt Notice xác nhận đã nhận hồ sơ của bạn và hướng dẫn chờ đợi những bước tiếp theo.

3/ Giai đoạn 3: Approval

Sau khi hồ sơ của bạn được USCIS chấp thuận (khoảng 4 – 6 tháng sau), bạn sẽ nhận được giấy I-797 Approval Notice. Và cũng trong thời gian này, hồ sơ bạn sẽ được chuyển từ USCIS đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia National Visa Center (gọi tắt là NVC).

Lưu ý:
– Nếu hồ sơ chưa approved thì bạn vào đây check online https://egov.uscis.gov/cris/Dashboard/CaseStatus.do
– Nếu hồ sơ đã được approved thì ko thể check case online được mà chỉ có thể gọi vào hộp thư của NVC để biết hồ sơ của mình đang tới giai đoạn nào thôi

4/ Giai đoạn 4: Affidavit of support (AOS) fee bill và DS-3032

a/ Trả Fee bill và nộp I-864 (phần của người bảo lãnh)

Khoảng 1-2 tháng sau giai đoạn 3, NVC sẽ gởi DS-3032 Choice of Address có mã vạch (baar code) và phiếu báo lệ phí Affidavit of support (AOS) bill ($70) cho người Bảo lãnh và đồng thời cũng sẽ gửi DS-3032 Choice of Address có mã vạch cho người được bảo lãnh.

Người bảo lãnh sẽ lên mạng, login vào trang web https://ceac.state.gov/CTRAC/Invoice/signon.aspx để đóng tiền. Hai ngày sau quay lại trang web này để xem đã paid chưa, nếu đã paid rồi thì ngay lập tức người bảo lãnh in trang cover sheet có barcode của đơn I-864 ra. Kẹp chung trang này cùng với bộ đơn I-864 đã điền đầy đủ thông tin và kèm 1 số chứng từ chứng minh tài chính nộp cho NVC.

Nhưng trước hết cần kiểm tra xem mình đủ tiêu chuẩn về thu nhập để bảo lãnh ko nhé.

Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này thì cần có người đồng tài trợ – joint sponsor/co-sign. Người này có thể là người thân hay bạn bè, người quen.

– Nếu co-sign ở chung nhà với người bảo lãnh thì điền đơn I-864A
– Nếu ko ở chung với người bảo lãnh thì điền đơn I-864 như người bảo lãnh.

Cùng với I-864, người được bảo lãnh (và cả co-sign nếu có) cần gởi thêm những giấy tờ sau:

b) Gửi DS-3032 Choice of agent & address (phần của người được bảo lãnh)

Hiện nay có cách gởi DS-3032 qua email sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian + tiền bạc so với cách gởi qua bưu điện. Do ở trong nước Mỹ nên người bảo lãnh sẽ nhận được đơn DS-3032 trước, sau khi nhận được đơn này, người bảo lãnh scan và gửi email DS-3032 cho người được bảo lãnh, người được bảo lãnh in ra và điền, ký tên. Sau đó scan lại vô máy, và attach vào email rồi gửi cho NVC với nội dung như sau:http://www.visajourney.com/wiki/inde…l_DS-3032_form

5/ Giai đoạn 5: Visa application processing fee bill và DS-230 Application for Immigrant Visa and Alien Registration

a) Trả Fee bill (phần của người bảo lãnh)

Khoảng 1 tuần sau giai đoạn 4b, NVC sẽ gửi email thông báo là họ đã nhận DS-3032 của mình, đồng thời ngay lập tức họ đưa hóa đơn Visa application processing fee bill($400) lên website (là website mà mình đã đóng $70 trước đó). Login và trả $400, thực hiện từng bước giống như trả $70.

b) In cover sheet và gửi DS-230 (phần của người được bảo lãnh)

Hai ngày sau quay lại trang web này để xem đã paid chưa, nếu paid rồi thì ngay lập tức người bảo lãnh in trang cover sheet có barcode của đơn DS-230 ra. Kẹp chung trang này cùng với bộ đơn DS-230 đã điền đầy đủ thông tin và kèm civil document nộp cho NVC.

– Giấy tờ gởi kèm (Civil document) gồm:
– Giấy khai sanh của người được bảo lãnh (bản sao + dịch)
– Bản án + giấy tạm giam (nếu có)
– Giấy trục xuất khỏi Mỹ (nếu có)
– Giấy kết hôn (bản sao + dịch)
– Hồ sơ quân nhân (nếu có)
– Passport (bản sao công chứng)
– Lý lịch tư pháp (bản chính + dịch)
– Giấy ly hôn của cuộc hôn nhân trước (nếu có)
– 2 tấm hình 5×5 nền trắng

Việc dịch & công chứng các loại giấy tờ này có thể thực hiện tại Phòng tư pháp của Ủy Ban Nhân Dân quận/huyện nơi mình cư ngụ.
Lưu ý là khi đi dịch & công chứng thì phải mang dư 1 bản so với số lượng mình yêu cầu vì họ sẽ giữ lại 1 bản để làm hồ sơ lưu.

Lưu ý: Trước khi nộp đơn I-864 phải đóng phí 70$ và trước khi nộp DS-230 phải đóng phí 400$.

6/ Giai đoạn 6: Case complete

Sau khi hoàn tất việc gởi và điền các đơn trên. Khoảng 1-2 tuần sau, gọi đt cho NVC để biết hồ sơ đã complete chưa. Nếu đã complete, họ sẽ sắp xếp gởi thư mời hẹn phỏng vấn cho bạn. Sau khi nhận đựơc thư mời phỏng vấn, bạn sẽ đi khám sức khoẻ và chích ngừa.

7/ Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi phỏng vấn:

Đây là bài hướng dẫn việc sắp xếp hồ sơ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:

a. Folder thứ nhất

+ Thư mời phỏng vấn.
+ Passport
+ Chứng minh nhân dân
+ Hộ khẩu
+ Đơn DS-230 (phần I và II)
+ Phiếu chích ngừa màu vàng
+ Hôn thú
+ Khai sinh
+ Lý lịch tư pháp
+ 4 tấm ảnh 5X5 ( ghi tên, ngày sinh, số case HCM…..vào mặt sau, bỏ vào 1 túi nilon nhỏ)
+ I-864 + chứng từ thuế mới nhất.

b. Folder thứ 2
+ Photocopy CMND
+ Photocopy nguyên sổ Hộ Khẩu
+ Photocopy sổ Passport
+ Photocopy hôn thú
+ Photocopy khai sinh
+ Photo I-864 + chứng từ thuế
+ Kết quả khám sức khoẻ + phim phổi.

Về sắp xếp bằng chứng:

+ Hình ảnh: chia ra làm 2 loại: hình có trước đám cưới và sau đám cưới. Kẹp thành từng tập dầy khoảng 1 hay 2 cm, có dán nhãn bên trên cho nhân viên Lãnh Sự dễ đọc (VD: Đà Lạt, 02/2007). Hình cưới thì chỉ chọn những tấm nào có đông người, nghi thức làm lễ. Tuyệt đối không để trong album vì khe hở để đưa giấy tờ vào rất nhỏ.
+ Các thứ khác nên bỏ riêng từng thứ vào từng folder có dán nhãn bên ngoài (VD thư tay, email, bill gởi tiền, bill điện thoại, vé máy bay, hóa đơn khách sạn, hóa đơn tiệc cưới v.v….)
+ Nếu có chat hàng ngày thì nên mở webcam của cả 2 người, sau đó chụp ảnh màn hình bằng rồi save lại theo dạng file ảnh. Nên rửa thành ảnh các file này vì như thế sẽ rõ hơn in bằng máy in.
+ Nếu có nhiều bằng chứng thì chủ yếu là mang theo các bằng chứng trước hôn nhân, càng lâu càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy họ không quan tâm lắm tới các bằng chứng có sau kết hôn.

Nếu phỏng vấn đậu các bạn sẽ được cấp giấy hồng và được hẹn lấy visa trong vòng 1 tuần. Bạn nào phỏng vấn ngày thứ hai hoặc thứ ba thì sẽ lấy visa vào thứ ba tuần sau. Bạn nào phỏng vấn thứ năm hoặc thứ sáu thì lấy visa vào thứ năm tuần sau. Phỏng vấn vào ngày thứ tư thì sẽ được cấp visa vào thứ ba hoặc thứ năm.

Tư vấn trực tuyến
1
Close chat
Xin chào! PACOM có thể tư vấn cho bạn điều gì? :) Bạn đừng quên LIKE để cập nhật tin mới nhất của chúng tôi nhé.

Bắt đầu