Sau đây Pacom xin giới thiệu cho các bạn cách xin visa định cư Úc theo diện tay nghề hiệu quả và có tỷ lệ thành công cao trong năm 2017.
Có 4 cách chính như sau:
– Nộp theo visa 189: Diện tay nghề độc lập
– Nộp theo visa 190: Diện tay nghê có bảo lãnh
– Nộp theo visa 457: Visa làm việc với bảo lãnh của người chủ
– Nộp theo visa 489: Visa làm việc vùng miền
Trong 4 cách nói trên visa 189 là loại visa phổ biến mà hầu như các bạn ở Việt Nam đạt đủ các yếu tố sau đây đều lựa chọn để sang Úc làm việc và định cư tại đây:
1. Ngành nghề bạn chọn phải nằm trong SOL list danh sách và chỉ tiêu các ngành diện tay nghề được phép định cư tại Úc 2015.
2. Bạn phải được chấp nhận bởi một cơ quan đại diện (assessing authority) là bạn đáp ứng tiêu chuẩn cho ngành nghề đó. Ví dụ:
• Đối với ngành kế toán bạn phải có IELTS 7.0 hoặc hoàn thành Professional Year
• Đối với y tá, nhân viên cộng đồng, bạn phải có IELTS 7.0
• Đối với ngành IT: bạn phải có 1 năm kinh nghiệm trong ngành hoặc 1 năm học Professional Year sau khi học xong
• Đối với ngành Nhân sự, Marketing: bạn phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong ngành sau khi học xong.
3. Bạn phải đáp ứng đủ số điểm thấp nhất là 60 điểm trở lên theo: Bảng tính điểm định cư Úc diện tay nghề 2017
4. Bạn dưới 50 tuổi.
Các bước để nộp visa này:
1. Chứng nhận đạt chuẩn cho ngành nghề của mình: bạn phải gửi tất cả giấy tờ liên quan đến bằng cấp, chứng chỉ anh văn và kinh nghiệm đến cơ quan đại diện để xét cho bạn.
>> Xem chi tiết: Hồ sơ xin visa 189 – Định cư Úc diện kỹ năng độc lập (PR)
Bạn phải có kết quả đạt chuẩn trước khi nộp hồ sơ. Ví dụ, kế toán phải nộp qua CPA hoặc CA (thời gian chờ khoảng từ 2 tuần trở lên), IT phải qua ACS, các ngành Business và Trade phải qua Vetassess (thời gian chờ khoảng 8 – 10 tuần). Hầu hết các cơ quan này đều nhận thư nộp online nên bạn chỉ cần scan màu và đính kèm vào thư là được.
2. Nộp đơn đề đạt nguyện vọng (Expression of Interests): đơn này cũng được nộp online, bạn chỉ cần điền các thông tin cơ bản cho thấy bạn đã đáp ứng các tiêu chuẩn và đính kèm giấy tờ liên quan để chứng minh.
3. Chờ và nhận email mời của Bộ Di trú : Bộ di trú mỗi kì sẽ xét và mời người nộp bằng cách lấy điểm từ trên xuống dưới, và tùy theo mỗi hạn mức cho từng ngành nghề. Bạn có thể tính thời gian được nhận thư mời dựa trên thông tin Bộ Di Trú đã mời đến tháng nào và hiện tại ngành bạn nộp còn bao nhiêu chỗ:
Hiện tại, 2 ngành kế toán và Lập Trình Viên (Software and Applications Programmers) đã hết hạn mức cho năm nay và sẽ phải lấy hạn mức của năm sau để xét và ngành ICT Business and Systems Analysts đã hết nhận thư mời cho năm nay. Nghĩa là bạn phải dự đoán mình phải lấy điểm càng cao để khả năng được mời là cao nhất.
4. Nhận thư mời và nộp visa: nếu bạn được đến bước này thì xin chúc mừng, bạn đã có trong tay 80% cơ hội nhận được PR. Bước này cũng làm online. Đến lúc này hồ sơ của bạn sẽ đước phân bổ cho một nhân viên xét hồ sơ (Case Officer). Nếu hồ sơ của bạn có vấn đề, họ sẽ liên lạc yeu cầu bổ sung giấy tờ hay điều chỉnh thông tin hoặc yêu cầu đi khám sức khỏe. Điều còn lại phải làm là nộp đơn xin PR và đính kèm các giấy tờ theo yêu cầu.
5. Khám sức khỏe và chờ email. Thời gian xét thông thường là 8 đến 10 tuần.