Occupation ceiling là gì?
Occupation ceiling là chỉ tiêu cụ thể đối với mỗi ngành nghề mà Bộ Di Trú cho nhập cư vào Úc hàng năm, và một khi chỉ tiêu này đã đạt được – cấp đủ số visa, Bộ Di Trú sẽ ngừng xét hồ sơ xin visa của nghề này.
Chuyện gì xảy ra với những hồ sơ rớt lại giữa chừng vì Bộ Di Trú đã nhận đủ người trong năm?
Ví dụ trong năm tài khóa 2015-2016, chỉ tiêu cho ngành Kế toán trong SOL là 2,525 visa. Khi cấp đủ số visa này rồi, Bộ Di Trú sẽ ngừng xét đến những hồ sơ xin visa Úc làm kế toán còn lại trong năm tài khóa vừa kết thúc.
Tuy vậy, những hồ sơ chưa được xét đến đó, vẫn được tiếp tục xét trong năm tài khóa tiếp theo, 2016-2017.
>> Xem thêm: 3 loại Visa định cư Úc diện tay nghề
Thứ tự ưu tiên mà Bộ Di Trú xét hồ sơ xin visa đến Úc làm việc như thế nào, giữa hồ sơ còn đọng lại từ năm tài khóa cũ, và những hồ sơ mới nộp trong năm mới?
Tất cả những người muốn đến Úc định cư với tay nghề chuyên môn, ví dụ ngành kế toán, đầu tiên họ phải nộp đơn bày tỏ nguyện vọng (Expression of Interest – EOI) cho Bộ Di Trú.
Khi Bộ Di Trú nhận được đơn này trên mạng, họ sẽ xem xét. Người nào có số điểm cao nhất, đủ điều kiện nhất, sẽ được Bộ Di Trú ưu tiên gửi thư mời nộp hồ sơ xin visa (invitation rounds).
Những người chưa đủ điều kiện hoặc không bằng những người khác, Bộ Di Trú chưa xét đến và có thể sẽ không có cơ hội được Bộ Di Trú gửi thư mời nộp hồ sơ xin visa.
Nhưng không có nghĩa là họ không còn cơ hội!
Cơ hội nào cho những người không đủ điểm hoặc chưa đủ điều kiện xin visa có tay nghề cao?
Với loại visa tay nghề, Bộ Di Trú không giới hạn số lần nộp đơn. Nghĩa là, nếu năm này chưa được, năm sau vẫn có thể nộp đơn tiếp, và có thể làm như vậy thêm một năm nữa.
Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm nộp hồ sơ, phải bảo đảm rằng mình có đủ điều kiện yêu cầu của loại visa mình hướng đến.
Ví dụ, một người nộp EOI trong năm 2015-2016 nhưng chưa được Bộ Di Trú gửi thư mời nộp hồ sơ xin visa, hồ sơ của người này vẫn nằm ở Bộ Di Trú và có giá trị trong 2 năm. Có thể Bộ Di Trú sẽ xét đến đơn này.
Thỉnh thoảng Bộ Di Trú sẽ thông báo những thay đổi trong loại visa này.
Những người có hồ sơ vẫn nằm chờ ở Bộ Di Trú, phải có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin trong hồ sơ của họ, để hồ sơ phù hợp với những tiêu chuẩn của Bộ Di Trú.
Ví dụ ngành Kế toán yêu cầu 70 điểm, một người có đủ 70 điểm đã nộp EOI mà vẫn chưa thấy thư mời của Bộ Di Trú, vì một lý do nào đó người này có thêm 5 điểm, người này có được cập nhật hồ sơ không?
Trong trường hợp có đủ điểm, mà chưa được Bộ Di Trú gửi thư mời, nghĩa là có nhiều người cùng nghề cao điểm hơn và được xét đến trước, rồi từ từ đến họ.
Người nộp đơn có thể để yên hồ sơ và chờ đợi trong vòng tối đa la 2 năm. Sau 2 năm thì hồ sơ của họ mới bị loại.
Trong thời gian 2 năm chờ đợi, nếu người này có thêm bằng cấp hay kinh nghiệm làm cho số điểm tăng lên, hay có thay đổi về hoàn cảnh, người này cần lập tức cập nhật những thay đổi đó trong hồ sơ của họ trên mạng.
Khi làm vậy, đơn của họ có thể được chú ý vì số điểm tăng lên, Bộ Di Trú có ưu tiên dành cho những người có số điểm cao nhất.
Nếu có thêm điểm hay thay đổi hoàn cảnh, cần lập tức bổ sung hồ sơ, để hồ sơ nổi bật lên và Bộ Di Trú có thể kịp thời chú ý.
Đối với chỉ tiêu cụ thể cho mỗi nghề trong SOL, luật sư có bí quyết nào để giúp các bạn… giữ chỗ tốt và giành được một suất visa trong SkillSelect mình chọn?
Đối với những người nộp hồ sơ xin visa dạng có tay nghề cao đến Úc làm việc, lời khuyên của tôi là họ phải liên tục theo dõi những thông báo của Bộ Di Trú có liên quan đến loại visa này, để biết những thông tin mới nhất, yêu cầu mới nhất.
Hiện tại cứ mỗi hai tuần Bộ Di Trú có thông báo một đợt xét tuyển và cho biết cụ thể mỗi đợt như vậy sẽ nhận bao nhiêu người.
Nếu có thêm điểm hay thay đổi hoàn cảnh, cần lập tức bổ sung hồ sơ, để hồ sơ nổi bật lên và Bộ Di Trú có thể kịp thời chú ý.
Nguồn: tinnuocuc.com